Tắm cho chó con là một trong những vấn đề người nuôi chó con cần lưu ý. Bởi lúc này, hệ miễn dịch của chó con còn non yếu, nếu không cẩn thận, có thể khiến chó con bị cảm lạnh. Vậy có nên tắm cho chó con hay không? Cách tắm cho chó con như thế nào là đúng và an toàn?
1. Chó con bao nhiêu ngày thì tắm được?
Xác định thời điểm tắm cho chó con là rất quan trọng. Nhưng liệu bạn có biết chó con mới đẻ bao nhiêu ngày thì tắm được? Theo đó, thời điểm tốt nhất để tắm cho chó con chính là khi chúng từ 10 – 12 tuần tuổi trở lên. Hạn chế tắm cho chó con dưới 6 tuần tuổi.
Bên cạnh đó, để trả lời câu hỏi chó con bao lâu thì tắm được, bạn cũng cần cân nhắc đến tình trạng sức khỏe của chó con. Với những chú chó khỏe mạnh, nhanh nhẹn thì bạn có thể tắm chó được 1-2 tháng tuổi.
Tuy nhiên, trường hợp chó con còn khá yếu ớt, vẫn chưa tách mẹ thì không cần phải tắm cho chó. Lúc này, chó mẹ sẽ “đảm nhận” việc làm sạch cơ thể cho chó con. Song song đó, bạn có thể dùng khăn sạch để lau cho chó con, giúp loại bỏ bớt mùi hôi và ve chó.
Chó con bao nhiêu ngày thì tắm được là thắc mắc chung của nhiều người nuôi chó
2. Cách tắm cho chó con mọi người cần biết
Biết được chó 1 tháng tuổi tắm được chưa là chưa đủ, bạn cần biết cách tắm cho chó con sao cho đúng và an toàn.
2.1. Chuẩn bị tắm
– Chó con lần đầu tắm có thể bị hoảng sợ, do đó, trước khi tắm, bạn nên đặt chó vào chậu hoặc bồn tắm khô và vui đùa với chúng. Điều này sẽ giúp chúng cảm thấy dễ chịu và quen dần với không gian phòng tắm.
– Cách tắm cho chó con hay chó trưởng thành là như nhau ở khâu chuẩn bị các vật dụng, bao gồm: Xô nước, ca múc nước, sữa tắm chó, khăn lau, máy sấy, lược chải lông,…
– Nên tắm cho chó vào lúc nào là tốt nhất? Đó chính là buổi sáng hoặc vào đầu giờ chiều.
Cách tắm cho chó con đúng và an toàn là chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết
Xem thêm: Khách sạn chó mèo giá tốt nhất thị trường
2.2. Các bước tắm cho chó con
Bước 1: Kiểm tra nhiệt độ nước bằng tay. Nhiệt độ nước hơi ấm là được, tránh để chó con bị lạnh.
Bước 2: Kiểm tra mực nước trong chậu. Mực nước bằng ½ chiều cao của chó con là được, nếu nhiều hơn có thể khiến chó con bị ngạt nước.
Bước 3: Dùng bàn chải tắm chó và chải nhẹ nhàng lên người chó con. Không nên chải quá mạnh tay vì có thể khiến chúng đau và hoảng sợ.
Bước 4: Cho lượng sữa tắm vừa phải vào tay, tạo bọt với nước rồi xoa lên người chó con. Với chó con thì không nên sử dụng lượng sữa tắm quá nhiều.
Bước 5: Vừa xoa sữa tắm, vừa gãi nhẹ để loại bỏ lông và bụi bẩn trên da chó con. Lúc này, có thể trò chuyện để chó con cảm thấy an tâm, bớt sợ.
Bước 6: Xả sạch sữa tắm trên người chó con với nước sạch cho đến khi hết bọt.
Bước 7: Nhấc chó con ra khỏi chậu tắm và dùng khăn lâu khô. Đặc biệt, lau kỹ vùng tai, tránh để nước còn ứ đọng trong tai.
Biết cách tắm cho chó con sẽ giúp chó không hoảng sợ, vùng vẫy
2.3. Sau khi tắm xong
Thường thì với chó con, bạn không cần phải dùng máy sấy để sấy khô lông vì lông chúng chưa dài và dày như chó trưởng thành.
Nếu dùng máy sấy, nên cẩn thận để tránh làm phỏng làn da còn mỏng manh của chó con. Bên cạnh đó, tiếng ồn từ máy sấy có thể khiến chó con sợ hãi.
Đặt chó con vào nơi kín đáo, tránh gió. Nếu chó con còn mẹ, có thể đặt chúng vào lòng chó mẹ để chúng cảm thấy ấm áp và dễ chịu hơn.
Xem thêm: Spa chó mèo uy tín, chuyên nghiệp tại TP. HCM và Hà Nội
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn trả lời được câu hỏi chó mới mua về có nên tắm và biết cách tắm cho chó con sao cho đúng và an toàn. Nhìn chung, với chó con thì việc quan trọng nhất là xác định thời điểm tắm cũng như cân nhắc tình trạng sức khỏe của chó con mà có cách tắm phù hợp.
Nếu bạn cần nhiều thông tin hơn về cách tắm cho thú cưng thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với FagoPet. Chắc chắn với đội ngũ bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm, chúng tôi sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy của những ai đã, đang và sẽ nuôi thú cưng trên toàn quốc.