Hamster là một loài gặm nhấm có vẻ ngoài vô cùng đáng yêu, với kích thước nhỏ bé chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay cùng với cái miệng xinh xắn luôn sẵn sàng ăn bất kỳ đồ ăn ngon nào mà bạn đưa cho chúng. Có rất nhiều điều thú vị về chuột hamster mà có thể bạn chưa từng nghe đến, vậy cùng tìm hiểu xem chúng là gì và như thế nào nhé.
1. Hamster là động vật có vú có số lượng nhiều thứ hai trên thế giới, thuộc họ Cricetidae. Có hơn 600 loài trong họ này, bao gồm cả chuột nhắt, vượn cáo và chuột đồng.
2. Chúng được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1700, thế nhưng phải mãi tới năm 1839 thì Hamster mới được xếp vào danh mục động vật. Và đến tận năm 1930 trở đi thì chúng mới bắt đầu được sử dụng để làm thí nghiệm. Cuối cùng ngày nay chúng được nuôi làm thú cưng, xuất hiện phổ biến tại nhiều gia đình.
3. Hamster Syria là loài hamster thú cưng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Nhiều người tin rằng chúng chính là hậu duệ của những chú chuột Hamster được sử dụng để làm thí nghiệm lần đầu tiên vào năm 1930.
4. Hiện nay có khoảng 25 loài chuột đồng, bao gồm Roborovski, White Winter Dwarf và Syrian đang tồn tại trên thế giới.
5. Trong môi trường sống tự nhiên, Hamster là loài đang bị đe dọa và số lượng ngày càng giảm dần mỗi năm. Trong đó Hamster Syria là bị suy giảm nhiều nhất do nạn đánh bắt để bán làm vật nuôi.
6. Hamster có đuôi vô cùng ngắn, điều này giúp bạn có thể phân biệt chúng với loài Gerbil có hình dáng tương tự Hamster nhưng lại có phần đuôi dài giống chuột cống.
7. Hamster lùn của Trung Quốc có phần đuôi dài hơn các loài chuột đồng khác, khiến chúng nhanh nhẹn hơn trong việc chạy nhảy và leo trèo, điều đó có nghĩa là chúng thường dễ bị nhầm lẫn với chuột cống hơn là các giống Hamster thông thường.
8. Các giống Hamster có sự khác nhau nhất định về chiều cao, trong đó một số giống Hamster lùn chỉ đạt chiều cao 2 inch khi trưởng thành hoàn toàn, trong khi Hamster Syria lớn hơn một chút với chiều cao đạt khoảng 6 inch.
9. Rất hiếm khi Hamster được châu Âu cho vào danh sách đủ điều kiện được nuôi làm thú cưng. Chúng càng trở nên quý hiếm hơn khi được thêm vào danh sách các loài động vật cực kỳ nguy cấp của IUCN. Bởi Hamster được cho là có thể bị tuyệt chủng vào năm 2050.
10. Hamster là loài ăn tạp, chủ yếu chúng thích ăn thực vật và ngũ cốc, nhưng chúng cũng sẽ ăn protein từ động vật, như các loại côn trùng và trứng của chúng. Điều đó giúp làm phong phú thêm khẩu phần ăn của loài gặm nhấm đáng yêu này.
11. Hamster là loài vật sống về đêm nên chúng thường ngủ nhiều hơn vào ban ngày và hoạt động tích cực hơn vào lúc chạng vạng tối. Do đó bạn đừng đánh thức chúng dậy để chơi mà hãy lên kế hoạch để chơi đùa cùng với chúng khi chúng tỉnh giấc.
12. Hamster rất thích chạy, trong lồng của chúng vì thế lúc nào cũng phải được lắp lồng chạy. Chúng có thể chạy được hơn gần 10km mỗi đêm đấy.
13. Loài chuột đáng yêu này có khứu giác vô cùng nhạy bén. Chúng sử dụng các tuyến mùi để đánh dấu không gian và giúp tìm đường. Một số tuyến mùi này nằm trên lưng của chúng.
14. Hamster có thể sinh sản dễ dàng trong điều kiện nuôi nhốt, đó là lý do chính khiến chúng trở nên phổ biến như thú cưng và có thể trở thành động vật thí nghiệm.
15. Nếu như được chăm sóc cẩn thận trong điều kiện nuôi nhốt, những chú chuột lang này có thể sống được từ 3 – 4 năm.
16. Hamster khi mới sinh ra sẽ bị mù và không thể nhìn thấy gì cả. Sau này khi lớn dần chúng sẽ bắt đầu phát triển thị lực, nhưng cũng rất kém và chỉ giúp chúng nhìn rõ một số màu mà thôi. Vì thế mà chúng thường sẽ dựa vào khứu giác để tìm đường và đồ ăn.
17. Hamster rất thích đào bới, trong tự nhiên chúng hay đào nhiều hang lớn và phức tạp. Những cái hang này có thể sâu khoảng 0,5 mét và thường bao gồm rất nhiều nhánh và cả “phòng trú ẩn” của chúng.
18. Khi thời tiết trở nên lạnh hơn, chúng sẽ có xu hướng ngủ nhiều hơn và chỉ thức dậy để ăn khi quá đói mà thôi.
19. Từ “Hamster” được cho là có nguồn gốc từ vùng Baltic, Nga hoặc Slavonic. Trong tiếng Đức, động từ “Hamstern” có nguồn gốc từ “Hamster” và có nghĩa là tích trữ, đúng như với bản chất của loài chuột đáng yêu này.
20. Chuột Hamster có một cái túi nhỏ ở trong má, nó giúp chúng có thể đưa vào nhiều thức ăn cùng một lúc trong khoang miệng. Từ đó má của chúng sẽ có kích thước to gấp 2 – 3 lần so với ban đầu. Cái túi này không chỉ đựng thực phẩm mà còn có thể dùng để chứa con của chúng khi gặp nguy hiểm. Thậm chí một số chú Hamster còn thổi phồng túi nhỏ này bằng không khí trước khi bơi qua một vùng nước, sử dụng chúng như một thiết bị nổi tạm thời.
21. Mặc dù chúng là vật nuôi phổ biến nhưng Hamster khá dễ giật mình và có thể cắn nếu bị giật mình. Do đó mà bạn nên nói chuyện với chú chuột của mình và từ từ tiếp cận nó để tránh làm nó giật mình. Đôi khi nếu bị giật mình quá mức, chúng có thể chết.
22. Hamster là loài động vật khá thông minh, thậm chí chúng có khả năng học được tên gọi của mình khi được bạn gọi đấy. Nói chuyện với chú chuột của bạn sẽ giúp xây dựng lòng tin và dạy cho chúng hình thành mối liên hệ giữa lời nói và đồ vật hoặc hành động. Đặc biệt nhờ sự thông minh này có thể giúp chúng giải đáp được vài câu đố nữa đấy.
23. Do là loài gặm nhấm cho nên răng của chúng không bao giờ ngừng phát triển, vì vậy chúng phải luôn có sẵn que nhai và đồ chơi để giúp giữ cho răng được mài bớt. Bởi nếu như hàm răng mọc quá mức, nó sẽ dài ra quá nhiều gây khó khăn trong việc ăn uống, từ đó bác sĩ thú y phải can thiệp để mài bớt răng cho chúng.
24. Hamster có thể chạy giật lùi đằng sau khi chơi đùa trên chiếc lồng quay. Ngoài ra chúng có thể sử dụng cả hai chân trước và sau để cầm nắm, thường dùng để giữ đồ chơi hoặc thức ăn.
25. Chú Hamster của bạn nên thường xuyên đến bác sĩ thú y. Một cuộc thăm khám thú y 2 năm một lần có thể đảm bảo chú chuột của bạn luôn khỏe mạnh, đặc biệt là khi nó bắt đầu già đi.
26. Hamster là loài vật sống đơn độc, do đó mà bạn không nên nuôi chúng chung với những con Hamster khác, kẻo chúng sẽ dễ đánh nhau và bị thương. Tốt nhất khi chú chuột của bạn từ 4 tuần tuổi trở lên, hãy tách nó ra khỏi những con khác. Tuy nhiên nếu bạn nhốt 1 con đực và 1 con cái với nhau thì sẽ không phải lo ngại tình trạng trên xảy ra.
27. Hamster cái thường có kích thước lớn hơn con đức, mỗi lứa chúng có thể sinh sản từ 6 – 12 con. Đôi khi sẽ có một số trường hợp số lứa lên tới trên 20 con.
28. Bạn tuyệt đối không nên bế một bé Hamster con của chú chuột mà bạn nuôi trong vài tuần đầu sau khi sinh. Bởi nếu bạn chạm vào chuột con trước khi chúng mọc lông và tự đi lang thang trong chuồng, mẹ của chúng rất có thể sẽ giết và ăn thịt chúng. Đó là vì khi đó chuột mẹ đang cảm thấy bị đe dọa nên nó sẽ trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết.
29. Ngoài con cái ra, bạn không được để cho Hamster đực đến gần những đứa con của chúng. Bởi con đực không có bản năng làm cha và có thể sẽ cố gắng giết hoặc ăn thịt những con non. Thậm chí con đực còn có thể đánh nhau với con cái khi nó cố gắng bảo vệ con của mình.
30. Một chế độ ăn uống đầy đủ cho Hamster chỉ nên bao gồm trái cây và rau quả ở mức độ vừa phải. Loại bỏ thức ăn cũ khỏi môi trường sống của chúng sau 24 giờ để không ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng. Ngoài ra, socola có chứa một chất hóa học gọi là theobromine, có thể gây độc cho Hamster, bạn cũng cần tránh cho chú chuột của mình ăn caffeine hoặc uống rượu.