Chó là một loài vật cực kỳ năng động và nghịch ngợm. Chính vì thế không ít lần các bạn ấy gặp phải những tai nạn làm rách, xước thậm chỉ là thủng da. Vậy cách chữa vết thương hở cho chó thế nào? Hãy cùng FagoPet khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
1. Những nguyên nhân khiến cho chó bị thương
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng chó bị thương và khiến bạn phải tìm cách chữa vết thương hở cho chó. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu mà FagoPet đã tổng hợp được:
-
Cún con bị rơi hoặc bị ngã từ phía trên cao như ban công, cầu thang xuống.
-
Chó bị xe đâm trong khi nô đùa đuổi nhau hoặc chạy ngang qua đường giao thông.
-
Chó lao vào gương kính trong lúc mải mê đuổi theo côn trùng, săn chuột gây nên tổn thương cho thân thể của mình.
-
Vô tình bị người dẫm phải, nhất là các bạn chó con.
-
Do bản tính hiếu chiến, thích tranh chấp con mồi với chó khác dẫn tới tình trạng cắn xé lẫn nhau.
-
Bị bỏng do lửa, nước sôi, điện giật…
Khi chú chó nhà bạn không may gặp phải những trường hợp trên thì trước tiên chúng ta cần phải hết sức bình tĩnh và quan sát vết thương của các bạn ấy. Sau đó dựa theo những gợi ý dưới đây để có phương án chăm sóc, xử lý cho phù hợp nhé. Bạn có thể đưa cún cưng đến dịch vụ spa chó mèo uy tín để quan sát chăm sóc kịp thời nhé!
2. Những trường hợp bắt buộc phải đưa tới bệnh viện thú y
Nếu như chú chó của bạn rơi vào 1 trong 3 trường hợp dưới đây thì FagoPet không khuyến khích bạn tự mình cách chữa vết thương hở cho chó tại nhà mà tốt nhất hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ thú y nhé.
-
Vết thương, vết rách quá sâu và rộng hơn 3cm.
-
Tổn thương liên quan tới các bộ phận của cơ thể.
-
Vết thương xuất hiện mủ hoặc vùng da ở xung quanh vết thương bị sưng húp, phồng đỏ.
Ngược lại nếu như chú chó của bạn không nằm ở những trường hợp trên thì bạn có thể tự mình xử lý theo hướng dẫn ở nội dung mà chúng tôi sẽ bật mí bên dưới nhé.
3. Hướng dẫn xử lý và chăm sóc vết thương của cún
3.1. Chuẩn bị vật dụng, phụ kiện điều trị vết thương
Trước tiên muốn sơ cứu và điều trị vết thương của chú chó thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các vật dụng và phụ kiện dưới đây:
-
Tông đơ hoặc kéo cắt.
-
Gel bôi trơn gốc nước.
-
Nước ấm.
-
Khăn sạch hoặc miếng vải.
-
Thuốc kháng sinh/kháng khuẩn.
-
Dung dịch sát trùng.
-
Vòng chống liếm.
-
Gạc y tế.
3.2. Cách chữa vết thương hở cho chó đúng nhất
Quá trình điều trị, chăm sóc vết thương sẽ được trải qua 8 bước dưới đây:
3.2.1. Bước 1 – Lựa chọn tư thế sơ cứu thuận tiện nhất
Bạn có thể nhờ người thân trợ giúp mình trong việc sơ cứu vết thương của cún tuy nhiên cần chú ý rằng nếu đó là chú chó giữ thì hãy đeo rọ mõm để tránh gây nguy hiểm cho bạn và người thân.
Sau đó với chú chó nhỏ bạn có thể đặt trên kệ bếp hoặc trên bàn để tiện sơ cứu còn với chú chó lớn thì nên đặt dưới sàn nhà hoặc dưới đất nhé.
3.2.2. Bước 2 – Ngăn vết thương chảy máu
Đây là bước cực kỳ quan trọng trong cách chữa vết thương hở cho chó. Để thực hiện bạn có thể dùng một chiếc khăn thật sạch áp vào vết thương và giữ cho thật chắc chắn. Lượng máu chảy ra sẽ phụ thuộc rất nhiều vào vị trí của vết thương. Chẳng hạn với vết thương ở mũi và tai máu sẽ chảy nhiều hơn còn ở thân và chân thì máu thường chảy ít và hết ngay trong một chốc.
3.2.3. Bước 3 – Cạo lông
Công việc tiếp theo là bạn cần phải cạo lông chó bằng tông đơ, cạo lông xung quanh khu vực bị thương rồi bôi gel trơn lên vết thương và vùng da vừa cạo. Bước này sẽ giúp giảm nhiễm trùng vết thương và giúp cho vùng da đỡ đau rát hơn.
Tiếp theo bạn lại lấy một chiếc khăn sạch hoặc khăn ướt để nhẹ nhàng lau phớt gel trơn cùng lông trong quá trình cạo bám trên da nếu có nhé.
3.2.4. Bước 4 – Rửa sạch và lau khô vùng da vừa cạo lông
Dùng nước ấm để rửa sạch khu vực vừa xử lý cho tới khi hết các mảnh vụn như lông mà bạn có thể quan sát được. Sau đó dùng khăn khô thấm lại nhé.
3.2.5. Bước 5 – Kháng khuẩn
Sử dụng dung dịch sát khuẩn bôi lên khu vực ở xung quanh vết thương. Chú ý không bôi lên vết thương vì nó có thể gây ra sự kích ứng nhé.
3.2.6. Bước 6 – Sát khuẩn cho vết thương
Bạn dùng thuốc mỡ có chứa bacitracin (kháng sinh), neomycin và polymyxin B để bôi trực tiếp vào vết thương.
3.2.7. Bước 7 – Ngăn chó liếm
Để ngăn ngừa chó liếm vào vết thương hoặc tại nơi mà chúng ta vừa bôi thuốc thì bạn có thể sử dụng vòng chống liếm nhé. Tuy nhiên nếu vòng không phát huy được hiệu quả sử dụng thì bạn có thể dùng băng gạc nhưng nhớ phải thường xuyên theo dõi và thay băng mỗi ngày.
3.2.8. Bước 8 – Duy trì điều trị vết thương trong những ngày tiếp theo
Trong những ngày tiếp theo bạn hãy dùng dung dịch sát khuẩn để làm sạch khu vực xung quanh vết thương với tần suất hai hoặc ba lần một ngày sau đó bôi thuốc kháng sinh lên miệng vết thương hở cho tới khi da lành hẳn.
3.2.9. Bước 9 – Nhờ bác sĩ thú y kiểm tra lại vết thương
Đây sẽ là bước cuối cùng trong cách chữa vết thương hở cho chó và thời gian lành của vết thương sẽ tùy thuộc vào độ nặng nhẹ của chúng. Trường hợp nếu bạn tự chữa mà vết thương không có dấu hiệu lành hoặc bị nhiễm trùng có mủ thì hãy tham khảo ngay ý kiến của các bác sĩ thú y nhé.
Ngoài ra có nhiều trường hợp với thương lên da non khiến cho cún cảm thấy ngứa ngáy và cắn vào vết thương làm nhiễm trùng đó. Vì vậy bạn cần hết sức chú ý.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách tắm khô cho chó như thế nào
- Khách sạn chó mèo uy tín, chất lượng
Trên đây là những thông tin giúp bạn có một cách chữa vết thương hở cho chó cụ thể ngay tại nhà. Chúc các bạn thành công. Và nếu cần thêm sự trợ giúp hãy vui lòng liên hệ với FagoPet để đội ngũ tư vấn viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình của chúng tôi trợ giúp bạn.